Bài đăng

Các xu hướng công nghệ tương lai đáng mong chờ nhất năm 2023

 

Để vượt lên và bứt phá trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp cần đón đầu những xu hướng công nghệ tương lai một cách nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được 10 xu hướng công nghệ đầy tiềm năng trong thời gian tới. 

                LẤY LINK VÀO WEB TẢI


DÁN LINK QC VÀO ĐÂY

 
Bấm vào Quảng Cáo, sau đó chọn sao chép liên kết. Dán vào ô bên trên bấm mở, sau đó trở lại chọn tiếp là lấy được link


HƯỚNG DẪN CÁCH VƯỢT LINK



1. Internet vạn vật (IoT)

Internet vạn vật (IoT) kết nối tất cả các thiết bị thông qua cảm biến, khiến chúng trở nên thông minh nhờ khả năng thu thập, trao đổi dữ liệu với nhau. Sự xuất hiện của sản phẩm gia dụng thông minh điều khiển bằng điện thoại hoặc phần mềm chính là phát minh tiêu biểu của IoT. 

Internet vạn vật cũng có thể được ứng dụng vào sản xuất bằng cách theo dõi hoạt động của máy móc, cảnh báo sự cố và đảm bảo năng lượng vận hành đều đặn. Nó mở ra cách thức duy trì hoạt động ổn định cho doanh nghiệp dù phải điều hành từ xa. 


Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia đây chỉ là những bước đi đầu tiên của thế giới Internet vạn vật. Bên cạnh các công nghệ thành công như 3G, 4G, giờ đây các công ty công nghệ hàng đầu Apple, Nokia, AT&T, Google… đều đã triển khai mở rộng mạng 5G, 6G. 

Cụ thể, mạng 5G có thể bao phủ 40% thế giới vào năm 2024 , xử lý 25% tất cả dữ liệu lưu lượng di động. Đối với công nghệ 6G, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc đều hứa hẹn mang lại nhiều thành tựu nghiên cứu trong năm nay. 

2. Điện toán hiệu năng cao (HPC)

Điện toán hiệu suất cao là một hệ thống chuyên xử lý lượng lớn dữ liệu hay các mô hình phức tạp. Nó yêu cầu khả năng tính toán mạnh mẽ để xử lý những đơn vị dữ liệu lớn trong khoảng thời gian ngắn. 

Siêu máy tính và điện toán đám mây là hai ví dụ tiêu biểu của chương trình HPC. Những công cụ này không chỉ cung cấp không gian lưu trữ khổng lồ mà còn tăng nhanh tốc độ, mở rộng phạm vi tiếp cận thông tin.

Xu hướng công nghệ tuyệt vời này đã thành công phát triển nhiều loại vắc xin chống virus bằng cách truy vấn, phân tích và giám sát mọi nguồn dữ liệu. Ngoài ra, điện toán hiệu suất cao cũng được sử dụng hiệu quả vào lĩnh vực tài chính ngân hàng với mục đích kiểm soát rủi ro tín dụng, theo dõi tần suất giao dịch và phát hiện gian lận kịp thời. 


3. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo là xu hướng công nghệ tương lai có khả năng ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ những kỹ thuật yêu cầu độ chính xác cao như phẫu thuật, lắp ráp đến các ngành nghề cần phân tích dữ liệu lớn nhừ tiếp thị đa phương tiện, quản lý bán hàng, giáo dục… AI đều chứng minh được vai trò không thể thiếu. 

Nhờ sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, doanh nghiệp sẽ cá nhân hóa hành trình khách hàng, tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, tăng sức cạnh tranh và đạt được mục tiêu doanh số tốt hơn. Dự đoán cho thấy quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới sẽ có sự tăng trưởng nhanh chóng từ 4,8 tỷ USD đến 13,9 tỷ USD trong 5 năm 2020 – 2025 (trung bình khoảng 21% một năm).

4. Công nghệ phát triển robot tự động hóa quy trình

Tự động hóa quy trình bằng robot cho phép doanh nghiệp loại bỏ những nhiệm vụ lặp đi lặp lại, thay thế người lao động tại môi trường nguy hiểm. Công nghệ robot tinh gọn các quy trình trở nên đơn giản, tiết kiệm nguồn lực, gia tăng năng suất xử lý công việc.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa còn gặp giới hạn về nguồn vốn, nền tảng phần mềm để triển khai bài bản. Tuy nhiên, RPA vẫn là một trong những xu hướng công nghệ tương lai  tất yếu mà doanh nghiệp cần có. 


5. Vũ trụ ảo 

Vũ trụ ảo được tạo nên từ sự liên kết số hóa của nhiều thành phần bao gồm mạng xã hội, thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR), game online và tiền điện tử. Nhìn chung, vũ trụ ảo liên quan đến mọi dịch vụ có trên Internet phục vụ mọi nhu cầu giải trí, làm việc. 

Theo dự đoán, vũ trụ ảo sẽ ngày càng phổ biến trên thế giới bởi những ưu điểm vượt trội đối với doanh nghiệp. Nó tập trung đẩy mạnh hoạt động kết nối cộng đồng, xây dựng hệ sinh thái cho lập trình viên phát triển phần mềm. 


Không chỉ vậy, vũ trụ ảo phát minh ra các hình thức quảng cáo đa dạng, tăng tốc độ truy cập ứng dụng cũng như thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến. Một số sản phẩm cần tích hợp vũ trụ ảo là công nghệ, trò chơi điện tử, công nghệ y tế, truyền thông tiếp thị… 

6. An ninh mạng

Với sự phát triển của Internet và mạng máy tính, an ninh mạng luôn thuộc top các yếu tố cần doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Việc đảm bảo an toàn dữ liệu kinh doanh có vai trò quyết định tới quá trình quản lý dự án uy tín, giữ vững vị thế cạnh tranh. 

Cải thiện công nghệ an ninh mạng, doanh nghiệp có thể giảm tỷ lệ vi phạm quyền riêng tư, hạn chế hành vi đánh cắp thông tin và tuân thủ chính sách bảo mật tối ưu.
Do đó, theo Gartner, đến năm 2025 sẽ có khoảng 60% tổ chức yêu cầu bắt buộc phải có yếu tố an ninh mạng khi giao dịch, cam kết kinh doanh với đối tác. 


7. Xu hướng công nghệ Blockchain

Xu hướng công nghệ tương lai Blockchain cho phép con người truyền tải thông tin qua các khối liên kết chặt chẽ. Mỗi khối lưu trữ những thông tin cụ thể và không thể thay đổi (chỉ có thể cập nhật, bổ sung). 

Ở thời điểm hiện tại, Blockchain sở hữu ưu điểm vượt xa một số công nghệ cũ bằng cách loại bỏ các bên trung gian, xác thực dữ liệu tự động theo thời gian thực. Thêm vào đó, nó cam kết sự minh bạch, bền vững và bảo mật thông tin.

Trong năm 2021, các doanh nghiệp đã chi gần 6,6 tỷ USD vào các giải pháp Blockchain, tăng trưởng gấp đôi so với năm 2020. Số tiền đầu tư này sẽ tiếp tục tăng lên 15 tỷ USD vào năm 2024 dựa trên dự đoán của công ty International Data Corporation (IDC). 

8. Tài sản ảo (NFT)

NFT viết tắt từ cụm Tiếng Anh Non-fungible Token – tài sản không thể đổi ngang giá. NFT đại diện cho một tài sản ảo tồn tại xác thực dựa trên công nghệ  blockchain cùng chữ ký số của người sở hữu. 

Hình thức NFT phổ biến nhất hiện nay là các bức tranh nghệ thuật, vé mời tham gia chương trình… Ví dụ, năm 2021 tác phẩm ảo Everyday: The First 5000 Days của Mike Winkelmann thành công đấu giá được 69,3 triệu USD trên sàn giao dịch Christie’s đã khiến giới đầu tư chấn động. Nó mở ra xu hướng đầu tư mới cũng như minh chứng cho tiềm năng của NFT. 


9. Năng lượng tái tạo

Có nhiều nhân tố thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo trở thành xu hướng công nghệ mới. Năng lượng tái tạo bao gồm cả năng lượng từ tự nhiên và năng lượng xanh như nhiên liệu sinh học hay hydro lỏng. 

Quá trình áp dụng năng lượng  tái tạo không yêu cầu chi phí đầu tư lớn do dễ dàng tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có nguồn lực dồi dào, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. 

Mặc dù đây là ngành công nghiệp non trẻ khiến các đơn vị gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, chính phủ nước ta đã bắt đầu thiết lập chính sách dài hạn để kích thích ngành tăng trưởng, mở rộng ngành năng lượng tái tạo tại các địa phương. 

10. Vật liệu mới 

Bên cạnh các xu hướng công nghệ trên, khoa học sản xuất vật liệu cũng đang có sự biến đổi tối ưu. Vật liệu hiện nay không chỉ có tính năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt hơn mà còn bền bỉ, dẻo dai và mềm mỏng. 

Những vật liệu thế hệ mới đem lại hiệu suất cao, định hình lại ngành công nghệ y tế, dược phẩm, giao thông và công nghiệp nặng. Chẳng hạn, graphene là sản phẩm công nghệ mới nhất được đánh giá cao vì có độ dày vừa phải nhưng bền hơn sắt thép tới 200 lần.


Nguồn Bài Viết: https://amis.misa.vn/61251/xu-huong-cong-nghe-tuong-lai/


Đăng nhận xét

© Yêu Mod - Đa Nền Tảng. All rights reserved. Distributed by ASThemesWorld